BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docx

Admin

  • 1. 1 MỤC LỤC…………………………………………………………………………1 PHẦN I: MỞ ĐẦU ……………………………………………………………….2 PHẦN II: NỘI DUNG…………………………………………………………….3 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUAN NIỆM CỦA MÁC-LÊNIN VỀ TRI THỨC…………………………………………………………………………..3 1.1. Khái niệm tri thức…………………………………………………….3 1.1.1. Khái niệm của tri thức trong đời sống kinh tế -xã hội………………………….3 1.1.2. Khái niệm tri thức theo chủ nghĩa Mác-Lênin…………………………………..3 1.2. Quan niệm của Mác- Lênin về tri thức………………………………………………4 1.2.1. Định nghĩa tri thức………………………………………………………………….4 1.2.2. Nguồn gốc của tri thức……………………………………………………………..5 1.2.2.1. Nguồn gốc tự nhiên………………………………………………………...5 1.2.2.2. Nguồn gốc xã hội……………………………………………………………6 1.2.3. Bản chất của tri thức………………………………………………………………..6 CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ( HOẶC KINH DOANH ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………………………………...6 2.1. Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn……………………………...6 2.2. Vai trò của tri thức trong phát triển kinh tế( hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………...7 2.2.1. Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế……………………………………………………………….7 2.2.2. Vai trò của tri thức với việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế ……………….9 PHẦN III: KẾT LUẬN………………………………………………………….11 TƯ LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..12
  • 2. 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của Triết học. Đó là phương thức phản ánh cao nhất của thế giới khách quan vào bộ não con người và có tính chất cải tạo sáng tạo. Theo cách hiểu này, chỉ có ý thức của con người mới là chức năng của “khối vật chất phức tạp đặc biệt mà con người ta gọi là bộ não con người” [Lênin]. Ý thức có vai trò và tác động vô cùng to lớn đối với cuộc sống xã hội chúng ta. Vừa là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn vừa là động lực thực tiễn. Tri thức, tình cảm, ý chí là ba nhân tố cấu thành nên ý thức. Chúng có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, tác động qua lại với nhau và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Tuy nhiên, trong đó tri thức là yếu tố nền tảng nhất. “Nội dung và phương thức tồn tại cơ bản của ý thức phải là tri thức”. Tri thức là toàn bộ sự hiểu biết của con người bao gồm hiểu biết về khoa học, xã hội, đời thường,… mà con người có được hoặc chuyển giao cho nhau thông qua hoạt động giáo dục hay trải nghiệm thực tiễn.Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức. Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển, đổi mới, cạnh tranh bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, đối với sự phát triển đời sống kinh tế, xã hội nói chung cũng như trong nghiên cứu khoa học nói riêng, tri thức chính là chìa khóa vàng để mở lối đến cánh cửa tương lai. Với tư cách là một sinh viên đại học, đồng thời là một công dân của đất nước, em muốn tìm hiểu kĩ hơn quan điểm của Triết học Mác-Lênin về tri thức. Cụ thể hơn là đề tài: “ Khái niệm về tri thức và vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế (hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay ”.Kết cấu đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái niệm tri thức và quan niệm của Mác-Lênin về tri thức Chương 2: Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế ( hoặc kinh doanh) ở Việt Nam hiện nay. Qua đề tài này, em muốn cảm ơn thầy Phạm Văn Sinh, là người đã giúp em có thêm những hiểu biết về triết học. Những lời giảng của thầy đã giúp em hiểu rõ hơn về triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội, giúp em có thêm niềm yêu thích với bộ môn khoa học này.Trong quá trình làm tiểu luận, mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhưng do trình độ còn hạn chế nên vẫn không khó tránh khỏi được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến, đóng góp của thầy để giúp bài tiểu luận của em được đầy đủ, hoàn thiện hơn và giúp bản thân em có thể củng cố thêm vốn hiểu biết của mình. Em xin trân trọng cảm ơn!
  • 3. 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM TRI THỨC VÀ QUAN NIỆM CỦA MÁC-LÊNIN VỀ TRI THỨC 1.1.Khái niệm tri thức 1.1.1. Khái niệm của tri thức trong đời sống kinh tế-xã hội Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó có tri thức. Từ thuở sơ khai trí thức được chạm khắc trên vách đá, xương thú, mai rùa. Khi có chữ viết, con người biết lưu giữ tri thức trên vải, trên giấy. Ngày nay, người ta đã mã hóa tri thức và lưu trữ bằng các bản điện tử. Việc lưu trữ điện tử cho phép con người lưu trữ nhanh chóng, chắc chắn và vô hạn. Bởi nó có sức mạnh nên ở bất cứ thời đại nào con người cũng cố gắng tìm kiếm những cách lưu giữ đầy đủ nhất, chắc chắn nhất, bền lâu nhất. Con người bảo vệ tri thức như một “thanh gươm thần”, xem nó như một báu vật thiêng liêng không thể đánh mất. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mới được đề cập nhiều. Vậy tri thức là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng có thể hiểu: “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế -xã hội”. Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác. Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống, kinh tế, xã hội. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. 1.1.2. Khái niệm tri thức theo chủ nghĩa Mác-Lênin Trong lý luận Mác-xít về tri thức, việc xác định vai trò đặc biêt to lớn của tầng lớp này đối với đời sống chính trị chiếm một vị trí quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh điển. Trong bức thư gửi V.I.Daxulich, Ph.Angghen đã nói tới thái độ kiên quyết và lòng nhiệt tình của những người trí thức dân tộc trong việc “chặt đứt xiềng xích đang giam cầm họ”, tức là nền quân chủ. Ph.Ăngghen khằng định, “để điều hành bộ máy hành chính và toàn bộ nền sản xuất xã hội, hoàn toàn không
  • 4. 4 cần những lời nói suông, mà cần những tri thức vững vàng” [C.Mác và Ph.Ăngghen, tập 22, tr.432]. Hiểu rõ tầm quan trọng của trí tuệ nói chung đối với tiến trình phát triển và nhất là đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin cho rằng, “tri thức bao hàm không những chi các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những người tự do nói chung, các đại biểu của lao động trí óc” [V.I.Lênin, tập 8,tr.372]. Quan niệm của V.I.Lênin về người trí thức cũng rất rõ ràng: “Người tri thức đấu tranh, tuyệt nhiên không phải là bằng cách dùng thực lực theo lối này hay lôi khác, mà là bằng cách dùng những lý lẽ. Vũ khí của họ chính là sự hiểu biết của cá nhân họ, những năng lực của cá nhân họ, lòng tin của cá nhân họ. Họ chỉ nhờ vào những phẩm chất cá nhân của họ, cho nên mới có thể đóng được một vai trò nào đó. Vì vậy, đối với họ, quyền được hoàn toàn tự do biểu hiện bản chất cá nhân của mình là điều kiện đầu tiên để công tác được kết quả. Vói tư cách là một bộ phận trong toàn thể, họ chỉ phục tùng toàn thể đó một cách miễn cưỡng, phuc tùng vì bắt buộc, chứ không phải tự nguyện. Họ chỉ thừa nhận kỷ luật là cần thiết đối với quần chúng, chứ không phải đối với những nhân vật được lựa chọn. Dĩ nhiên là họ xếp mình vào hàng ngũ những nhân vật được lựa chọn. Dĩ nhiên là họ xếp mình vào những hàng ngũ những nhân vật được lựa chọn…” [V.I.Lênin, tập 8, tr.373]. 1.2. Quan niệm của Mác-Lênin về tri thức 1.2.1. Định nghĩa tri thức Trước khi đi sâu vào tri thức, ta cần tìm hiểu về ý thức theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo các nhà Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của bộ óc người về hiện thực khách quan, qua những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, nhất là của sinh lý học - thần kinh hiện đại. Ý thức cũng đồng thời chính là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người. Con người hình thành ý thức thông qua các hoạt động thực tiễn. Xét đến kết cấu của ý thức, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: “Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng…( tất cả chỉ tồn tại trong não người ), trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất của ý thức”. Do đó, có thể cho rằng tri thức cũng là ý thức, và tri thức mang những đặc trưng cơ bản của ý thức- yếu tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức. Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Sự hình thành và
  • 5. 5 phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới hiệu quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý thức có nghĩa là chống lại quan điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình cảm, niềm tin và ý chí. Quan điểm đó là biểu hiện chủ quan, tư duy ý chí và sự tưởng tượng chủ quan. Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người. Tóm lại, ý thức bao gồm những yếu tố tri thức và những yếu tố tình cảm, ý chí trong sự liên hệ tác động qua lại nhưng về căn bản ý thức có nội dung tri thức và luôn hướng tới tri thức. 1.2.2. Nguồn gốc của tri thức 1.2.2.1. Nguồn gốc tự nhiên Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và sự tác động của thế giới khách quan lên bộ não con người. -Bộ óc người: Bộ óc người là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức cao, trải qua quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật- xã hội. Ý thức là thuộc tính của riêng dạng vật chất này. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc con người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức không diễn ra bình thường hoặc rối loạn. -Sự tác động của thế giới khách quan lên bộ não người: trong tự nhiên, mọi đối tượng vật chất đều có thuộc tính chung, phổ biến nhất là phản ánh. Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Phản ánh của bộ óc con người có trình độ cao hơn, phức tạp hơn so với các dạng vật chất khác. Không có ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đến các giác quan thì không có hoạt động ý thức nào có thể diễn ra thông qua não bộ. 1.2.2.2. Nguồn gốc xã hội Lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức: -Lao động có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý thức cũng như tri thức. Nhờ lao động mà các giác quan của con người phát triển, cơ cấu thức ăn thay đổi( từ ăn thịt sống thành thịt được nấu chín, có thêm gia vị…). Nhờ lao động mà quan hệ giữa người với người tăng dần, phát sinh phát triển ngôn ngữ.
  • 6. 6 -Ngôn ngữ: lao động làm cho ngôn ngữ phát triển. Ngôn ngữ giúp con người giao tiếp, trao đổi, khái quát, tổng kết và truyền đạt kinh nghiệm. Như vậy, nguồn gốc sâu xa của ý thức nói chung và tri thức nói riêng là thế giới quan tác động vào bộ óc người, nhưng nguồn gốc trực tiếp, quan trọng nhất quyết định sự ra đời, phát triển của ý thức là nguồn gốc xã hội, nhờ lao động và thông qua ngôn ngữ. 1.2.3. Bản chất của tri thức -Tri thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc người. Ý thức phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất bên ngoài di chuyển vào trong đầu óc của con người và đươc cải biến đi ở trong đó. -Tri thức phụ thuộc vào thực tại khách quan - Tri thức thể hiện tính sáng tạo . Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao. -Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Ý thức mang bản chất xã hội.
  • 7. 7 CHƯƠNG II: VAI TRÒ TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ (HOẶC KINH DOANH) VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn Tri thức là tổng thể những hiểu biết, kiến thức của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Tri thức có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động thực tiễn của con người, cụ thể như sau: -Tri thức là cơ sở để con người nhận thức thế giới và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tri thức giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó có thể đưa ra những nhận định, phán đoán chính xác về các sự vật, hiện tượng. Giúp con người tìm ra cách thức giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả. -Tri thức là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tri thức là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khoa học- kĩ thuật, văn hóa-xã hội. Tri thức giúp con người tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của con người: +Trong sản xuất: Tri thức giúp con người phát minh ra máy móc, thiết bị mới, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Con người sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh cao hơn. +Trong khoa học-kỹ thuật: Tri thức giúp con người khám phá ra những quy luật tự nhiên; phát minh ra lý thuyết, phương pháp, công nghệ mới, từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống. +Trong văn hóa-xã hội: Tri thức giúp con người nâng cao nhận thức, hiểu biết về thế giới xung quanh, phát hiện ra giá trị văn hóa mới, nâng cao đời sống tinh thần, từ đó có thể xây dựng cuộc sống văn minh, tiến bộ. -Tri thức cho phép con người giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau. Từ việc truyền đạt kiến thức chuyên môn đến việc chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng, trí thức góp phần tạo ra một cộng đồng học tập và cùng nhau phát triển tiến bộ. Trong thời đại ngày nay, khi tri thức và công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tri thức là nguồn cảm hứng và nền tảng thành công cho sự phát triển bền vũng của mỗi con người. Mỗi người hãy luôn học tập, tích lũy tri thức cho bản thân để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
  • 8. 8 2.2. Vai trò của tri thức trong hoạt động thực tiễn phát triển kinh tế ( hoặc kinh doanh) ở Việt nam hiện nay 2.2.1. Vai trò của tri thức khoa học, công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế Cách đây khoảng 20-30 năm, nếu hỏi một người nào đó về tri thức khoa học công nghệ, sẽ chẳng ngạc nhiên khi câu trả lời nhận được là một cái lắc đầu. Còn hiện nay, mỗi người trong chúng ta chắc chẳng còn lạ lẫm gì nữa với khái niệm này vì chúng ta có thể bắt gặp nó từng ngày, từng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngay cả trong cuộc sống thường ngày. Quả thực, vai trò của tri thức khoa học công nghệ ngày càng trở lên to lớn. Nó đang có những bước phát triển chóng mặt. Tri thức khoa học công nghệ ngày nay đã và đang trở thành nguồn lực chủ yếu của sản xuất hiện đại. Một đất nước được xem là phát triển hay không thì không chỉ dựa vào tổng sản phẩm quốc dân của họ cao hay thấp mà chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ tương đối của họ. Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và một nền sản xuất công nghiệp hiện đại dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất quyết định thành công của quy trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vậy tri thức khoa học,công nghệ là gì và có ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển kinh tế như thế nào? Trước hết, tri thức khoa học và công nghệ là những kiến thức được thu thập, nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tri thức khoa học bao gồm các nguyên lý, quy luật và kiến thức được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Nó cung cấp cơ sở lý thuyết và hiểu biết về các lĩnh vực như vật lý, hóa học, sinh học, toán học và các ngành khoa học khác. Công nghệ là ứng dụng của tri thức khoa học vào việc tạo ra các sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới hoặc cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nó bao gồm việc áp dụng tri thức khoa học để phát triển và sử dụng các công cụ, máy móc, thiết bị và quy trình. Tri thức khoa học và tri thức công nghệ có mối quan hệ bền chặt, khăng khít với nhau. Tri thức khoa học, công nghệ là nền tảng cho sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động của con người. Trong lĩnh vực kinh tế, tri thức khoa học, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế, cụ thể như sau: -Tăng năng suất lao động: Tri thức khoa học, công nghệ giúp con người phát minh ra các máy móc, thiết bị hiện đại, từ đó thay thế sức lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động. Ví dụ; trong sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng các giống
  • 9. 9 cây trồng, vật nuôi mới, các phương pháp canh tác tiên tiến đã giúp tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. -Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Tri thức khoa học, công nghệ giúp con người phát triển các ngành công nghiệp mới, dịch vụ mới, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ví dụ; việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông đã thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ như thương mại điện tử, du lịch trực tuyến,... -Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới: Tri thức khoa học, công nghệ giúp con người phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Ví dụ; việc phát triển các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, máy tính bảng, ô tô điện,... đã tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Tri thức khoa học, công nghệ giúp con người phát triển các công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 2.2.2. Vai trò của tri thức với việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hành hóa và dịch vụ để thực hiện tốt nhất lợi ích của mình. Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Và cạnh tranh là một quy luật khách quan, rất cần thiết để phát triển kinh tế. Việt Nam của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu. Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phát triển nền kinh tế thị trường. Hiện nay, cạnh tranh chiến lược kinh tế giữa các nước lớn có xu hướng ngày càng gay gắt và quyết liệt. Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhiều sự kiện và nhân tố mới đã xuất hiện, tác động mạnh mẽ và đa chiều đến nền kinh tế toàn cầu. Những cọ xát, va chạm và đan cài lợi ích phức tạp giữa các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh tế - xã hội của các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không thể duy trì một biện pháp cạnh tranh cứng nhắc. Những
  • 10. 10 mối quan hệ tốt chính là những tài sản quý giá của doanh nghiệp. Do sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải có sự điều chỉnh thích hợp với những biến động đó để có thể hạn chế tối thiểu những điểm yếu, phát huy tối đa những mặt mạnh của mình để chủ động trong kinh doanh, khai thác tốt những cơ hội trên thị trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh, kinh tế của các quốc gia, doanh nghiệp. - Đối với các quốc gia: +Tri thức giúp con người thay thế sức lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động cao giúp các quốc gia giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của các quốc gia trên thị trường quốc tế. +Tri thức thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Một cơ cấu kinh tế hiện đại, với tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ cao sẽ giúp quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. +Tri thức giúp các quốc gia phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Các sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị cao, có tính cạnh tranh cao sẽ giúp quốc gia tăng thu nhập, nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế. -Đối với các doanh nghiệp: +Các sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao, chất lượng, có tính cạnh tranh cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường. +Tri thức giúp doanh nghiệp phát triển các quy trình sản xuấ mới, không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất từ đó kéo theo sự thay đổi về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động. +Tri thức giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị ( khoa học, kỹ thuật, con người ), từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi rủi ro, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Tri thức là nguồn lực quan trọng, có vai rò quyết định trong việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế của quốc gia, doanh nghiệp. Để phát huy vai trò của tri thức trong việc nâng cao tính cạnh tranh kinh tế, cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ.
  • 11. 11 PHẦN III:KẾT LUẬN Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”, “Tri thức là tài nguyên là tư bản”, “Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn”...dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp. Góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá chúng ta cần phải nghiên cứu tri thức, tìm hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế tri thức, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, với thế giới và thời đại trong tổng thể các mối liên hệ, trong sự phát triển vận động không ngừng của nền kinh tế tri thức. Nhà văn Francis Bacon đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này , Lênin, một nhà Triết học, một nhà chính trị vĩ đại đã phát triển thành: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Vì thế hãy đầu tư vào nâng cao tri thức, quản lý tri thức hiệu quả và khuyến khích hợp tác, chia sẻ kiến thức để xây dựng một nền kinh tế thông minh, linh hoạt, bền vững; góp phần xây dựng một xã hội phồn vinh, tươi đẹp.
  • 12. 12 TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, GS.TS Phạm Văn Đức – Chủ biên, NXB DHKTQD (2019). 2. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia sự thật 3. Slide bài giảng 4. Tạp chí điện tử Lý luận chính trị 5. “Phương pháp nhận thức biện chứng”, A.P.Septulin (2017), NXB Sách giáo khoa Mác-Lênin 6. Trang web Wikipedia.org
  • 13. 13
  • 14. 14
  • 15. 15
  • 16. 16