Học ngoại ngữ là bài tập “thể dục” cho não

Admin

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Một bộ não có thể sử dụng 2 ngôn ngữ khác nhau (song ngữ) sẽ khỏe mạnhlàm việc hiệu quả hơn so với người chỉ dùng một ngôn ngữ.

Hiện nay, ngoại ngữ đóng một vai trò rất quan trọng. Trong quá trình học hành, công việc hay tiến trình phát triển của mỗi cá nhân đều cần đến ngoại ngữ. Không chỉ vậy, việc sử dụng 2 hay nhiều ngôn ngữ khác nhau còn tác động tích cực đến sự phát triển của não. Nghiên cứu này đúng kể cả với những người trưởng thành.

Lợi ích của một bộ não song ngữ

Tư duy song ngữ giúp não duy trì trạng thái tập thể dục

Các nhà nghiên cứu quan sát được ở những bộ não song ngữ rằng, mật độ chất xám và chất trắng của não cao hơn. Không chỉ vậy, một số khu vực trong não cũng hoạt động mạnh hơn so với những người chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ (dùng một ngôn ngữ). Những yếu tố này chính là dấu hiệu của một bộ não khỏe mạnh.

So sánh bộ não sử dụng song ngữ so với bộ não sử dụng một ngôn ngữ

Tuy vậy, học một ngôn ngữ trên thực tế là công việc đòi hỏi khá nhiều công sức và phức tạp. Đây còn được cho là một trong những hành vi phức tạp nhất của con người bởi nó phụ thuộc nhiều cấp độ, âm tiết, từ ngữ đến cấu trúc, ngữ pháp,… Chính bởi vậy, việc học ngoại ngữ thật sự là một bài tập “thể dục” rất hiệu quả cho não.

Cơ chế này hoạt động ra sao?

Việc học một ngôn ngữ mới có tác động tích cực đến những vùng não dễ bị lão hóa hoặc suy giảm bởi bệnh lý thần kinh. Việc não bộ được thường xuyên luyện tập trong suốt cuộc đời bằng cách sử dụng nhiều ngôn ngữ giúp làm chậm thời gian phát các bệnh Alzheimer hay chứng mất trí tới khoảng 5 năm.

Một bộ não song ngữ có thể bù đắp cho sự thoái hóa não bằng cách tạo ra mạng lưới và liên kết mới thay cho liên kết cũ đã bị phá hủy. Nguyên nhân nằm ở việc khi một người sử dụng song ngữ, chất xám và chất trắng được thúc đẩy sản sinh nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “sự bù đắp nhận thức” (cognitive compensation).

Tác động của việc học ngoại ngữ với trẻ em

Trước những năm 1960, việc học song ngữ được coi là làm chậm sự phát triển của trẻ bởi quá trình này bắt chúng dành nhiều công sức để phân biệt hai ngôn ngữ. Quan điểm này dựa trên những nghiên cứu sai lầm trong khi ở hiện tại thì ngược lại.

Theo NPR Ed, các nghiên cứu ở 6 tiểu bang và 37 quận ở Mỹ đã phát hiện ra học sinh được học song ngữ có điểm kiểm tra cao hơn so với học sinh chỉ dùng một ngôn ngữ. Các em cũng hạnh phúc hơn khi ở trường, ít gặp vấn đề trong hành vi hơn.

Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra, sự nỗ lực và tập trung để chuyển đổi giữa 2 ngôn ngữ giúp kích thích nhiều hoạt động, từ đó củng cố vùng vỏ não trước trán. Đây là khu vực quan trọng có vai trò điều hành, giải quyết vấn đề, xử lý công việc, loại bỏ những thông tin không quan trọng. Chức năng điều hành là một trong những chức năng phức tạp nhất của não, phân biệt con người với động vật khác.

Điều này có đúng với những người đã trưởng thành?

Trong thời gian dài, người ta cho rằng thời điểm tốt nhất để học ngoại ngữ là khi còn nhỏ. Trẻ em học ngoại ngữ tốt hơn vì não của chúng vẫn đang phát triển và có tính linh hoạt cao hơn. Và người đã thành niên không thể học ngoại ngữ một cách hiệu quả tuyệt đối tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã phủ nhận điều này.

Các nhà khoa học đã xem xét sự khác biệt trong việc học ngôn ngữ. Rằng, liệu bộ não của con người linh hoạt hơn khi còn nhỏ và trở nên cố định ở tuổi trưởng thành? Hay sự khác biệt đến từ những yếu tố khác như điều kiện học, tần suất học, tài liệu học, sự lười biếng của người học và tác động của những người xung quanh?

Học ngoại ngữ là bài tập thể dục cho não

Lấy ví dụ cụ thể, chẳng hạn một người trưởng thành làm một lúc 2 công việc, đến lớp học ngoại ngữ lúc 7h tối thì rõ ràng là có kiểu tiếp thu khác với đứa trẻ chỉ chuyên tâm học hành, luôn nhận được sự khích lệ từ ông bà, cha mẹ.

Như vậy, sự khác biệt giữa việc học ngôn ngữ ở trẻ em và người lớn là sự kết hợp giữa 2 yếu tố là tính linh hoạt và điều kiện học tập.

Ngoài ra, nó còn nằm ở năng lực của từng người. Cùng hoàn cảnh, một số người sẽ tiến bộ rất nhanh, trong khi một số khác lại gặp khó khăn.

Trong đó, song ngữ phức hợp (compound bilingual) bao gồm người học thụ động cùng lúc cả 2 ngôn ngữ từ nhỏ do sống trong môi trường đa ngôn ngữ. Song ngữ ngang hàng (coordinate bilingual) là nhóm người sử dụng 2 ngôn ngữ trong môi trường khác nhau, chẳng hạn sử dụng tiếng Anh ở trường và nói tiếng mẹ đẻ ở nhà. Song ngữ thứ cấp (subordinate bilinguals) gồm người học ngôn ngữ mới thông qua tiếng mẹ đẻ của mình.

Tất cả kiểu người song ngữ trên đều có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ và rất khó để nhận ra sự khác biệt. Nếu như không học ngoại ngữ từ nhỏ, người học vẫn có thể bắt đầu học ngôn ngữ mới ở tuổi trưởng thành.

Một số chủ đề/bài viết bạn có thể quan tâm:

  • Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu
  • Bí quyết học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc
  • Mất bao lâu để thành thạo tiếng Anh