Chợ Phạm Văn Hai nằm ở đâu? Nguồn gốc hình thành chợ, các mặt hàng bày bán, chợ đêm Phạm Văn Hai có gì đặc biệt? Tất cả sẽ được Nhadathoangviet.com, thổ địa quận Tân Bình chia sẻ chi tiết qua bài viết dưới đây.
Chợ Phạm Văn Hai hay còn gọi là Chợ Ông Tạ cũ tọa lạc trên đường Phạm Văn Hai thuộc địa phận Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích khoảng 11288 m². Chợ được biết đến như là một thiên đường quần áo dành riêng cho phái đẹp, và một điều hết sức thú vị nhất tại đây là mức giá bình dân nhưng chất lượng đồ lại không hề tệ.
Nguồn gốc chợ Phạm Văn Hai ( chợ Ông Tạ cũ)
Ông Bỉ sinh năm 1918, gốc người Mỹ Tho, từ nhỏ đã từng lên học đạo và học nghề bốc thuốc Nam với sư phụ núi trên chùa núi Bà Đen (Tây Ninh). Sau, ông về cất am tu và bốc thuốc cứu người. Bà con quanh vùng và cả từ các tỉnh lân cận như Long An, Định Tường… cũng lên chữa bệnh, hầu hết là bà con nghèo.
Ông rất thương người nghèo, trước nhà ông ngày trước lúc nào cũng có một thùng đựng bạc lẻ để cho bà con nghèo lỡ đường. Có nhiều người nghèo quá, ông bắt mạch, bốc thuốc không lấy tiền mà còn cho tiền ăn, tiền xe về quê. Mọi người rất kính trọng nhưng không ai biết ông thầy tu bốc thuốc Nam tên gì, thấy ông trụ trì một am nên gọi ông là thầy Thủ Tọa, đọc theo giọng bình dân Nam Bộ là “Thủ Tạ”, rồi lâu dần bà con chỉ gọi “Ông Tạ”.
Sau ngày thống nhất, đường Thoại Ngọc Hầu đổi thành Phạm Văn Hai, đường Nguyễn Văn Thoại đổi thành Lý Thường Kiệt. Với sự cần cù lao động, buôn bán của bà con người Bắc di cư, khu vực này phát triển rất nhanh, một ngôi chợ được lập gần am tu của thầy Thủ Tạ nên được gọi là chợ Ông Tạ. Sau năm 1980, chợ dời về khu nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế mới giải tỏa gần đó nhưng bà con tiểu thương ở đây vẫn tiếp tục buôn bán các mặt hàng truyền thống ở hai bên đường Phạm Văn Hai.
Vì Ông Tạ tu tại gia, am tu cũng là nhà và là nơi bốc thuốc chữa bệnh ở trong ngõ nên khi khu vực này phát triển, lập chợ, ông Thủ Tạ cũng mở một cửa hàng thuốc Nam ngay tại ngã ba mang tên ông. Ông Tạ mất năm 1983, được chôn cất ngay trong vườn nhà ông. Sau này chợ được đặt theo tên Ông Tạ cũng từ đó mà ra.
Thông tin chợ Phạm Văn Hai
Ngày khai trương: 1981; 43 năm trước
Số lượng sạp hàng: 1.691
Tổng diện tích sàn bán lẻ: 11.288 mét vuông
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Hai, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian hoạt động: 24/24
Chỉ đường Google Maps: TẠI ĐÂY
Các mặt hàng bày bán trong chợ Phạm Văn Hai
Quần áo, vải vóc tại chợ Phạm Văn Hai
Các mặt hàng thường xuyên để bày bán là váy, đầm, áo sơ mi, áo dài chợ Phạm Văn Hai, quần jean, đồ lót,..Thông thường, các gian hàng và sản phẩm tại chợ đều chuyên bán đồng giá 80k gồm áo, quần, váy,… đều rất đẹp và được nhập hàng từ Campuchia, một số ít thì từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Một kiện hàng như vậy thông thường sẽ có giá từ 2,5 triệu đến 7 triệu đồng với 500 cái từ nhiều sản phẩm khác nhau.
Tuy nhiên, khi mua hàng tại chợ Phạm Văn Hai thì du khách sẽ bị “nói thách” rất nhiều, vì vậy hãy đi cùng người có kinh nghiệm hoặc để ý để trả giá nhé. Mặc dù sản phẩm ở đây chuyên nhập theo lô như vậy nhưng lại có rất nhiều mẫu mã dành cho nhiều phong cách như đơn giản, cầu kỳ đều có hay dễ thương, sang trọng cũng có.
Ngoài bán đồ về thực phẩm, khu chợ cũng nổi tiếng là “thiên đường quần áo dành riêng cho phái đẹp”, bởi vì có hơn 1000 gian hàng ở cạnh, san sát nhau và có tới 80% gian hàng là bán cho nữ.
Mặc dù đây là khu chợ sỉ lẻ, có mức giá bình dân nhưng chất lượng sản phẩm, vải vóc, thiết kế khá ổn. Điểm đặc biệt khi du khách đi tại chợ Phạm Văn Hai và qua các sạp sẽ thấy ngay quần áo rất phong phú, đa dạng màu sắc, chủng loại phù hợp với mọi lứa tuổi. Vì vậy, khu chợ cũng nhận được sự ưa chuộng, yêu thích của nhiều chị em từ sinh viên cho tới đã có gia đình.
Mặt hàng thực phẩm
Rau củ quả: Tươi ngon, đa dạng chủng loại, có cả rau sạch và rau truyền thống. Tuy nhiên, cần kiểm tra kỹ nguồn gốc và chất lượng trước khi mua.
Thịt cá: Tươi sống, đa dạng loại thịt và cá nước ngọt, hải sản. Tuy nhiên, cần lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồ khô: Đa dạng, từ các loại gia vị, mắm muối, đến các loại hạt, đậu, nấm khô. Chất lượng khá tốt và giá cả hợp lý.
Giày dép, đồ gia dụng
Nhiều lựa chọn: Có nhiều loại giày dép nam nữ, trẻ em, từ dép lê, sandal đến giày thể thao, giày da.
Chất lượng và giá cả đa dạng: Có cả giày dép chất lượng tốt và giày dép giá rẻ, cần lựa chọn kỹ để phù hợp với nhu cầu và túi tiền.
Đầy đủ các loại: Từ đồ dùng nhà bếp, đồ điện, đồ nhựa đến các vật dụng trang trí nhà cửa.
Chất lượng và giá cả khác nhau: Cần so sánh giá và kiểm tra chất lượng trước khi mua.
Chợ đêm Phạm Văn Hai bán gì?
Không chỉ khu vực bán quần áo, lương thực thực phẩm sống, du khách tới đây còn có thể trải thêm các món ăn cực kỳ tuyệt vời tại khu chợ. Bên trong có rất nhiều món như bún bò, bún mắm, hủ tiếu, phá lấu,…Những quán làm nên tên tuổi tại chợ là những quán dưới đây!
Cháo sườn Phạm Văn Hai
Đây là quán cháo sườn của Ông Tạ vô cùng nổi tiếng tại khu chợ. Nhìn tổng quan tô cháo ở đây bao gồm: cháo nấu từ gạo xay nhuyễn, sườn sụn, thịt băm, quẩy, hành lá,… Tuy nhìn có vẻ đơn giản như bao hàng khác nhưng dưới bàn tay của chủ quán, tô cháo như thay đổi và tạo nên hương vị thật đặc biệt.
Khi tô cháo được bưng ra, mùi thơm kèm nghi ngút khói, thưởng thức miếng đầu tiên thì thấy sự nhẹ nhàng của hạt gạo ngọt và ngậy cùng vị sần sật của sườn sụn. Bát cháo sườn Phạm Văn Hai được ninh bởi nước cốt xương, ngoài ra rau ăn kèm, ít tiêu, ớt ăn kèm tạo cảm giác không hề ngấy.
- Giờ mở cửa: 14:00 – 23:00
- Địa chỉ: 294 Phạm Văn Hai, Phường 5, quận Tân Bình
- Số điện thoại: 0333047417 – 0939003022
Huyết chưng chợ Phạm Văn Hai
Món huyết chưng nghe lạ, mình ăn lần đầu nhưng thấy rất ngon, nước dùng nêm vừa, lòng và huyết nhìn sạch sẽ. Chấm nước mắm và ăn bới bánh mì rất hợp. Phèo hơi đắng chút nhưng vẫn ok. Ban đầu mình liên tưởng đến món tiết canh nhưng không phải. Quán huyết chưng ăn khá lạ miệng, huyết rất tươi, lòng cũng sạch và mềm. Ăn kèm với bánh mì cũng khá là dính. Quán không có chi nhánh và cũng ít thấy quán kiểu này.
Giá hợp lý. Phần huyết chưng đặc biệt 50k có nhiều lòng lắm, gọi thêm 1 ổ bánh mì nữa là ăn no nê luôn. Điểm trừ là luac gọi bánh mì nhân viên cầm tay mang ra luôn, đáng lẽ nên để trên đĩa. Nhân viên phục vụ nhanh, vui vẻ.
Địa chỉ: Số 122 đường Phạm Văn Hai, Quận Tân Bình
Thời gian mở cửa: 13h00 – 23h00
Giá: 50.000Đ
Ăn Hải sản Phạm Văn Hai
Tại chợ có rất nhiều sản phẩm về hải sản đa dạng và phong phú được chế biến: cua biển, ghẹ, cá biển, tôm, nghêu, sò,… cực kỳ tươi ngon, chất lượng mà còn tốt về giá cả. Tuy nhiên du khách hãy tới tận nơi lựa chọn, theo kinh nghiệm mua hải sản thì du khách hãy chọn những con còn sống, không có mùi và có màu lạ.
Đặc biệt, khu Chợ Phạm Văn Hai còn có các món ăn đường phố từ những người bán rong vô cùng nhộn nhịp vào khoảng từ 18 giờ đến 23 giờ. Lúc này, ẩm thực đường phố sẽ chủ yếu bán các mặt hàng như bún, phở, cơm hay các thức uống giải khát đậm chất teen như sinh tố, trà sữa,… Thời điểm đông khách nhất là từ 20h tới 22h.
Một số chia sẻ của reviewer về chợ Phạm Văn Hai
Chợ đa dạng: Chợ Phạm Văn Hai có nhiều mặt hàng đa dạng, từ thực phẩm tươi sống, quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng đến các mặt hàng lưu niệm. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn mua sắm nhiều thứ trong một lần.
Giá cả hợp lý: Mức giá ở chợ Phạm Văn Hai generally khá bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những món đồ chất lượng tốt với giá cả phải chăng.
Chất lượng tốt: Các mặt hàng ở chợ đa phần có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vị trí thuận lợi: Chợ nằm trên đường Phạm Văn Hai, phường 5, quận Tân Bình, TP.HCM, một vị trí khá thuận lợi cho việc di chuyển.
Có nhiều khu vực ăn uống: Chợ có nhiều khu vực ăn uống với các món ăn đa dạng, phù hợp với nhiều khẩu vị.
Chị Uyên Lê chia sẻ: “Chợ bán hàng quần áo, giày dép rất nhiều. Đa dạng mẫu mã và đẹp nhưng giá cả hơi lung tung, lúc trước mua hàng ở đây phải biết trả giá nhưng vài năm gần đây chợ đã có niêm yết giá tuy nhiên cảm quan giá niêm yết vẫn cao.
Ngoài quần áo chợ còn bán rất nhiều đồ ăn ngon, đặc biệt là buổi chiều tối trở thành khu ăn uống rất nhộn nhịp và đặc sắc
Chợ còn có nhiều tiệm bán vàng bạc, nữ trang. Khu bán rau củ quả, thịt cá nằm sau lưng và bên hông chợ.”
Chloe Phạm, một sinh viên chia sẻ: “Ly sinh tố bơ to vật vã chỉ có 25k uống cũng khá ngon nhé. Món mì bò ở chợ khá ngon, chất lượng nhưng giá 40k hơi chát (dù đồ ăn khá tương xứng) với sinh viên như mình. Có bãi gửi xe miễn phí. Mấy anh chị hàng quán ở đây khá lịch sự và nhiệt tình.”
Chợ Phạm Văn Hai – Chợ chó lớn nhất Sài Gòn những năm 2000
Là người dân địa phương và lớn lên trong những năm thập niên 99 – 2000 của thế kỷ trước, Nhadathoangviet.com hiểu rõ khu vực đường Phạm Văn Hai (Ngã 3 Ông Tạ -Tân Bình), vốn nổi tiếng là chợ thịt chó lớn nhất Sài Gòn trước đây, một phần do nguồn hàng ngày càng cạn kiệt, phần nữa vì dư luận lên án việc ăn thịt chó gây gắt, nhiều người làm nghề “sát chó” cũng trở nên chùn tay, nên nhiều sạp đã chuyển sang bán đồ khác, nhiều sạp đóng cửa bỏ nghề. Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm với mặt hàng này bị buông lỏng khiến khách hàng ngại, gần đây cũng quay lưng với món này.
Những sạp thịt chó nào còn tồn tại đến ngày nay là có nguồn hàng cung cấp ổn định, hoặc mở lò giết mổ chó, thu mua chó từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng chính người làm công việc thu mua chó để giết mổ này cũng khó mà biết được nguồn thịt chó này xuất xứ từ đâu.
Nơi cung ứng thịt chó dần mất tích, các phố nhậu thịt chó rộn ràng một thời như khu Tam Hà-Thủ Đức, khu vực gần chợ Ông Tạ, đường Xô Việt Nghệ Tĩnh (gần cầu Thị Nghè)… hàng quán cũng dần đóng cửa. Chủ quán thịt chó Nhật Tân trên đường Tây Hòa, quận 9, cho biết anh phải dẹp quán, chuyển sang bán phở chờ ngày trả lại mặt bằng chỉ sau 2 tháng mở cửa, vì không có khách.
Người ăn thịt chó không được kiểm duyệt vệ sinh sẽ có nguy cơ nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm. Nếu nhiễm sán dãi chó, tại mắt, chúng gây mù; tại não, dây thần kinh bị chèn ép gây chứng điên loạn. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.