Trungtamthuoc.com - viêm lợi hay còn gọi là viêm nướu răng là bệnh lý phổ biến trong các bệnh răng miệng với biểu hiện sưng lợi, chảy máu chân răng. Bệnh không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm thành viêm nha chu, viêm tủy răng. Một trong những phương án điều trị phổ biến đem lại hiệu quả nhanh chóng là dùng thuốc trị viêm lợi. Các loại thuốc được nha sĩ chỉ định bao gồm cả thuốc đường uống như kháng sinh, chống viêm và thuốc dạng bôi diệt khuẩn tại chỗ. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy () tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 Bệnh viêm lợi (viêm nướu răng) là gì?

Bệnh viêm lợi hay còn gọi trong nha khoa là bệnh viêm nướu răng, là tình trạng nhẹ của bệnh viêm nha chu. Bệnh thường gặp ở mọi đối tượng nhưng lại được nhiều người bỏ qua, từ đó làm tăng nguy cơ lây lan các răng khác, gây ra tình trạng viêm nha chu, viêm tủy răng, thậm chí rụng răng.

Các biểu hiện chính hay gặp của bệnh như:

Nướu răng đỏ, sưng , dễ chảy máu khi chạm vào

Kẽ răng sưng, có mảng bám ở các chân răng làm chúng không nhọn như bình thường

Chảy máu chân răng khi đánh răng, nướu đau nhức, khó chịu

Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn gây ra viêm cấp tính ở lợi. Các vi khuẩn trong miệng là chủng kị khí như Fusobacterium, Prevotella intermedia…chúng phát triển nhanh chóng gây loét, viêm gần hết các chân răng nên trường hợp này cần thăm khám bác sĩ kịp thời để điều trị. [1]

Bên cạnh đó, không vệ sinh răng miệng đúng cách, không lấy cao răng định kỳ, làm vi khuẩn tích tụ dần trong các mảng bám thức ăn, mảng cao răng gây ra viêm lợi. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do sử dụng đồ ngọt nhiều nhưng không vệ sinh răng miệng tốt.

Biểu hiện bệnh viêm lợi

2 Thuốc chữa viêm lợi viêm chân răng nhanh chóng tức thì

2.1 Thuốc sử dụng toàn thân

Bệnh viêm lợi có thể điều trị tại nhà hoàn toàn trong trường hợp nhẹ. Các biện pháp như súc miệng bằng các chất sát khuẩn, vệ sinh răng miệng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ đêm lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi tình trạng kéo dài, đau nhức răng xảy ra, người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, các bác sĩ nha khoa có thể kê thuốc đường uống như kháng sinh, giảm đau, kháng viêm. Vậy cụ thể các thuốc trị viêm lợi sử dụng toàn thân bao gồm:

2.1.1 Thuốc kháng sinh

Các kháng sinh sử dùng trong điều trị thường là nhóm diệt khuẩn kỵ khí răng miệng tốt như sau:

Metronidazole

Là kháng sinh nhóm nitronidazole,dùng điều trị răng miệng đặc hiệu khi kết hợp với spiramycin. Biệt dược nổi tiếng như Rodogyl có hiệu quả điều trị rất tốt, không chỉ viêm lợi mà cả viêm nha chu, viêm tủy răng. Kháng sinh được chỉ định trong cả các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng sinh dục, nhiễm trùng tiêu hóa. [2]

Thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày, các tác dụng phụ hay gặp như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn… 

Lưu ý là thuốc kê đơn nên không tự ý mua sử dụng, đặc biệt với các đối tượng chống chỉ định của thuốc như trẻ em, phụ nữ có thai.

Amoxicillin

Thuộc nhóm penicillin, sử dụng phổ biến nhưng ngày nay đã bị kháng khá nhiều. Thuốc tiêu diệt vi khuẩn thông qua phá hủy thành tế bào, được chỉ định trong các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, nhiễm khuẩn gram dương hệ hô hấp…Thuốc được kê đơn trong 7-10 ngày, có thể gây dị ứng vì vậy tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi dùng.

Minocycline/Doxycycline

Là kháng sinh kìm khuẩn thuộc nhóm tetracyclin, ức chế vi khuẩn thông qua ức chế ARN, tác dụng tại chỗ hiệu quả hơn đường uống do đã bị kháng nhiều. Thuốc được chỉ định trong viêm nha chu, viêm lợi. Được kê đơn bởi bác sĩ và cần thận trọng với các bệnh nhân suy gan, thận, mắc bệnh đái tháo đường.

Clindamycin

Kháng sinh nhóm lincosamid, có tác dụng kìm khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển thông qua ức chế ribosome trên ARN. chỉ định trong nhiều bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng răng miệng, mụn trứng cá, nhiễm khuẩn da…Là thuốc kê đơn sử dụng theo ý kiến bác sĩ, cẩn trọng khi dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.

Ciprofloxacin

Thuộc nhóm quinolon có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt chủ yếu các vi khuẩn gram âm. Cơ chế tác dụng trên sự sao chép nhiễm sắc thể gây chết vi khuẩn nên được chỉ định cho các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục. Trong bệnh răng miệng, kìm hãm được cả chủng A.actinomycetemcomitans gây bệnh nướu răng âm thầm, khó điều trị. Thuốc chỉ được dùng khi có sự kê toa của bác sĩ vì tác dụng phụ mang lại rất nhiều.

Azithromycin

Là thuốc thuộc nhóm Macrolid, vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm viêm rất tốt. Thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân bị nha chu, viêm lợi do hút thuốc lá nhiều. Tuy nhiên thuốc có nhiều tương tác đặc biệt với Metronidazole,  và hay bị trạng kháng thuốc nên cần uống đủ liều

Thuốc kháng sinh trị viêm lợi

2.1.2 Thuốc kháng viêm

Các hoạt chất kháng viêm không steroid thường được dùng trong bệnh viêm lợi như diclophenac, Meloxicam, Ibuprofen để giảm các triệu chứng viêm đỏ, sưng đau.  Chú ý với những đối tượng viêm loét dạ dày, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, nên sử dụng sau khi ăn no.

2.1.3 Thuốc chứa Corticosteroid

Các thuốc như dexamethasone, methylprednisolon..cũng được sử dụng trong điều trị viêm lợi nhằm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau khu vực viêm. Thuốc đem lại hiệu quả cao nhưng đi kèm với nhiều tác dụng phụ, nên không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định của chuyên gia. Thuốc không được dùng dài ngày chỉ nên dùng trong các đợt viêm cấp cùng với sự giám sát của bác sĩ.

2.1.4 Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất là paracetamol, giảm các triệu chứng từ đau cơ, đau đầu, đau răng… trong viêm lợi tình trạng đau sưng luôn xuất hiện kèm, làm bệnh nhân khó chịu trong sinh hoạt, sử dụng thuốc giảm đau là một cách giúp giảm triệu chứng rất tốt. Không nên sử dụng quá nhiều, thuốc hại gan và ngộ độc ở liều cao. Ngoài ra các thuốc Paracetamol kết hợp với Cafein và codein giúp tăng tác dụng giảm đau rất hiệu quả.

2.2 Thuốc sử dụng tại chỗ

Các thuốc bôi trực tiếp hay thuốc súc miệng sát khuẩn có tác dụng tại chỗ cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm nướu răng. Các thành phần thường được sản xuất là Chlorhexidine, kháng sinh, hexetidin, zin gluconat..

2.2.1 Thuốc súc miệng sát khuẩn

Hoạt chất trong các loại nước súc miệng chữa viêm lợi thường là Chlorhexidine. Diệt khuẩn hiệu quả, giúp điều trị và cả phòng ngừa viêm nướu răng, chảy máu chân răng. 

2.2.1.1 Nước súc miệng KIN Gingival Mouthwash 

Sản phẩm nước súc miệng quốc dân được rất nhiều nha sĩ tin dùng. Công dụng điều trị viêm nướu răng dựa trên khả năng loại bỏ và ngăn ngừa mảng bám trong các kẽ răng, hỗ trợ giảm hình thành cao răng, khắc phục hôi miệng do viêm nhiễm.

Là nước súc miệng nên rất tiện lợi, nên sử dụng sau khi đánh răng vào sáng và tối. Súc miệng trong khoảng từ 30-60 giây,mà không cần súc lại bằng nước. Chú ý chlorhexidine có vị đắng và gây ố vàng răng [3]

Nước súc miệng KIN Gingival Mouthwash

Xem tất cả ảnh

Nước súc miệng Kin Gingival

Liên hệCòn hàng

Công ty đăng kýKin Laboratorios
Số đăng ký91197/19/CBMP-QLD
Dạng bào chếDung dịch súc miệng
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 250ml
Mã sản phẩmam3198

2.2.2 Thuốc bôi trị viêm lợi

Các tuýp bôi viêm lợi cũng đem lại hiệu quả điều trị rất tốt. Một vài sản phẩm thường gặp như

2.2.2.1 Thuốc trị viêm lợi Sindolor

Sindolor là loại thuốc chấm trị viêm nướu được nhiều người lựa chọn. Thành phần từ thuốc nam lành tính, có khả năng sát khuẩn cao, tiêu diệt được vi khuẩn tại ổ viêm, từ đó giảm nhanh các triệu chứng khó chịu  như sưng, đau nhức, chảy máu chân răng…

Dùng trực tiếp chấm lên khu vực lợi bị viêm, thuốc có vị hơi chát nhẹ, có thể gây sót, kích ứng tại vị trí bôi thời gian đầu nhưng không cần quá lo lắng.

2.2.2.2 Thuốc Periokin chữa viêm lợi

Perio Kin được bào chế ở dạng gel có chứa thành phần chính là Chlorhexidine 0,2% và Bisbiguanid được chỉ định điều trị viêm nha chu, viêm lợi, sưng nướu.

Thuốc thẩm thấu nhanh, khi bôi các mô nướu dính chắc vào nhau, giảm vi khuẩn xâm nhập, các vết sưng xẹp dần, bớt đau nhức và chảy máu chân răng.

Khuyến cáo sử dụng từ 2-3 lần trong ngày sau khi đánh răng. Đến khi khỏi có thể đổi sang dùng nước súc miệng Chlorhexidine phòng chống bệnh tái phát.

Thuốc Periokin chữa viêm lợi
2.2.2.3 Kem bôi Metrogyl Denta chữa viêm lợi

Metrogyl Denta là tuýp bôi chữa viêm lợi chuyên dùng tại các bệnh viện, nha khoa. Trong thành phần chứa Chlorhexidine và Metronidazole Benzoate có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng mạnh, giảm mọi triệu chứng từ sưng đỏ, đau nhức, tụt lợi nhanh chóng.

Bôi thuốc 2 lần/ ngày, duy trì liên tục trong 1 tuần dù triệu chứng đã giảm trước đó. Thuốc có gây châm chích khó chịu thời gian đầu khi mới sử dụng nhưng sẽ biến mất dần sau đó.

Xem tất cả ảnh

Metrogyl Denta 10g

40.000Còn hàng

Công ty đăng kýUnique Pharmaceuticals Laboratories
Số đăng kýVN-17954-14
Dạng bào chếGel bôi răng
Quy cách đóng góiHộp 1 tuýp 10g
Mã sản phẩma1512
2.2.2.4 Thuốc trị viêm lợi dạng gel bôi Emofluor Gel

Gel bôi Emofluor Gel có chứa stannous fluoride khi tiếp xúc với răng, phản ứng tạo thành lớp màng bọc bên ngoài, bảo vệ khỏi sự xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài, tính sát khuẩn của Flour cũng giúp các biểu hiện sưng, nhức giảm nhanh. 

Cách dùng trực tiếp bôi lên vùng lợi bị viêm, với tần suất 1-2 lần trong ngày. Tuy nhiên có gặp các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày, dị ứng, nên cần hỏi ý kiến nha sĩ trước khi dùng.

3 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm lợi

3.1 Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Các thuốc trị viêm lợi hầu hết đều là thuốc kê đơn, cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sau.

3.2 Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm lợi rất tốt. Đặc biệt khi dùng dạng thuốc bôi, nếu vệ sinh kỹ có thể giúp tăng tác dụng của thuốc. 

3.3 Lưu ý các tác dụng phụ của thuốc

Nên đọc ký hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng, các tác dụng phụ thường xuyên có thể gặp để không phải quá lo lắng. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, liên hệ cơ sở y tế gần nhất báo cáo. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều không theo hướng dẫn của bác sĩ, tăng khả năng gặp tác dụng không mong muốn của thuốc.

3.4 Đối tượng sử dụng thuốc

Đối với trẻ em cần có sự giám sát của cha mẹ. Đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc viêm lợi nào.

4 Cắt liều tham khảo trị viêm lợi

Viêm lợi hay viêm nướu răng có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian, hay sử dụng nước súc miệng. Tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện cần tới bác sĩ để được tư vấn chữa trị. Tất cả các thuốc trị viêm lợi hầu hết là thuốc kê đơn nên không được tự ý mua về sử dụng. Dưới đây là đơn cắt liều tham khảo cho nhân viên y tế:

Triệu chứng: sưng viêm nướu răng

* Điều trị: Kháng sinh răng có thành phần spiramycin + Metronidazol (BD: Rodogyl , Vidogyl, Naphacogyl) + chống viêm + Giảm đau + Rutin C

*Kê đơn tham khảo:

- Người lớn

 Đơn 1:

1. Naphacogyl uống 4 viên chia 2 lần/ngày

2. Alpha choay 4mg uống 4 viên chia 2 lần/ngày

3. Panadol 500mg uống 4 viên chia 2 lần/ngày

4. Rutin C uống 4 viên chia 2 lần/ngày

Đơn 2:

1. Rodogyl uống 4 viên chia 2 lần/ngày

2. Alpha choay 4mg uống 4 viên chia 2 lần/ngày

3. Efferalgan ( paracetamol) sủi 500mg uống 1 viên/lần cách 4-6 giờ

4. 3B (B1, B6, B12) uống 4 viên chia 2 lần/ngày

-Trẻ em 7 tuổi:

1. Zinat 250mg uống 2 viên chia 2 lần/ngàyl

2. Alpha choay 4mg uống 2 viên chia 2 lần/ngàyl

3. Panadol 250mg uống 2 viên chia 2 lần/ngày

4. Rutin C uống 2 viên chia 2 lần/ngày 

5 Mẹo chữa viêm lợi trong dân gian

5.1 Chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối

Muối được sử dụng nhiều trong dược phẩm với khả năng loại bỏ vi khuẩn mạnh. Sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày được khuyến nghị để phòng ngừa các bệnh răng miệng. Nước muối loại bỏ mảng bám thức ăn tốt, giảm hình thành cao răng, từ đó các biểu hiện sưng đỏ khi viêm nướu bị loại bỏ nhanh. Nước muối súc miệng chỉ nên dùng ở nồng độ loãng, quá mặn sẽ gây kích ứng nướu mạnh, đau xót, và phản tác dụng.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên pha loãng muối với nước theo tỷ lệ ¼ muỗng cà phê muối với cốc nước ấm 100ml, khuấy tan hoàn toàn.
  • Súc miệng với nước muối vừa pha, nên súc miệng sau khi đánh răng, ít nhất 30 giây rồi nhổ.
  • Nên tập thói quen súc miệng sau khi đánh răng để phòng các bệnh răng miệng hiệu quả. Khi đang bị viêm lợi thì tùy vào tình trạng viêm nặng hay nhẹ, có thể tăng lên 3-4 lần súc trong ngày.

5.2 Súc miệng bằng nước lá ổi 

Thành phần trong lá ổi có nhiều chất sát khuẩn, chống oxy hoá tốt như flavonoid, guaijaverin và quercetin. Nên được ứng dụng nhiều trong thực tiễn điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng, tiêu hoá, sinh dục.

Quercetin có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, tiêu diệt chúng bằng cách phá vỡ thành tế bào.

Flavonoid chống viêm và chống oxy hoá mạnh, giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ vô cùng hiệu quả

Guaijaverin giảm sự xâm nhập của vi khuẩn vào răng, ngăn chặn sâu răng, viêm nướu

Cách thực hiện đơn giản dễ làm ngay tại nhà

  • Dùng khoảng 6-8 lá ổi non, rửa sạch đem đi giã nát
  • Đổ nước sôi vào ngâm trong 15 phút
  • Đợi đến khi nguội hẳn thì cho thêm chút muối, khuấy đều đến khi tan hết
  • Sử dụng súc miệng 2 lần/ ngày trong khoảng 30 giây, không cần súc lại với nước sau đó
Mẹo chữa viêm lợi trong dân gian

5.3 Lá trầu không trị viêm nướu

Nhai trầu là thói quen từ xa xưa của ông bà ta nhằm giữ hàm răng chắc khoẻ. Khoa học ngày nay cũng đã chứng minh được rằng trong Trầu Không có thành phần diệt được vi khuẩn rất tốt, phòng chống và điều trị bệnh viêm lợi nói riêng và các bệnh hệ răng miệng nói chung rất hiệu quả.

Kinh nghiệm dân gian thường hái lá trầu không vào buổi sáng, khi chưa tiếp xúc ánh nắng mặt trời khi đó hàm lượng tinh dầu trong lá nhiều nhất.

Cách thực hiện:

  • Hái 2-3 lá trầu không đem đun với khoảng 150ml nước nóng. Để nguội súc miệng trong ngày, mỗi  ngày khoảng 2-3 lần. Duy trì nhiều ngày đến khi khỏi.

5.4 Chữa viêm nướu với tỏi

Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, trong thành phần chứa rất nhiều chất diệt khuẩn. Ứng dụng hỗ trợ chữa trị nhiễm khuẩn tiêu hoá, răng miệng hiệu quả.

Cách sử dụng: bóc 2-3 tép tỏi rồi đem đập dập hoặc nghiền nát đắp trực tiếp lên vùng bị viêm. Tình trạng viêm sưng sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, có thể pha tỏi đập nát với nước muối, chấm lên vị trí viêm. 

6 Các biện pháp phòng chống viêm lợi, viêm nướu răng

Viêm nướu gặp ở mọi đối tượng và thường xuyên tái đi tái lại nên cần có biện pháp phòng tránh hàng ngày.

  • Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng sau khi ăn, nên dùng các thiết bị chải răng sạch sâu để vệ sinh răng, hoặc nếu không nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần và học cách chải răng đúng cách.
  • Lấy cao răng định kỳ tại nha khoa, không nên tự ý lấy tại nhà
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, hút thuốc vì đây là yếu tố làm tăng nguy cơ nướu răng.
  • Những đối tượng nhạy cảm như bệnh nhân ung thư, AIDS..có sức đề kháng kém, dễ nhiễm trùng, tăng các nguy cơ bệnh về răng miệng. Nên đối tượng này nên nâng cao thể trạng kèm thực hiện vệ sinh răng miệng hợp lý.
  • Phụ nữ mang thai hay mắc viêm lợi do thay đổi hoocmon, nên nếu tình trạng bệnh kéo dài nên đến gặp nha sĩ kiểm tra.
  • Trẻ em hay bị viêm lợi nhất, nên bố mẹ phải tập thói quen vệ sinh răng cho trẻ, cũng như đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám định kỳ. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng của trẻ rất quan trọng. Nếu trẻ thiếu các vitamin nhóm B, Vitamin C sẽ gặp tình trạng chảy máu chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu. Trẻ lười ăn, tiêu hoá kém, làm cơ thể thiếu các khoáng chất vi lượng, sức đề kháng và khả năng chống chọi lại tác nhân gây hại giảm sút.

7 Kết luận

Điều trị viêm lợi bằng thuốc đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên cần lưu ý các tác dụng phụ đi kèm.Thuốc không nên được tự ý sử dụng mà tốt nhất nên đến các bệnh viện nha khoa để được tư vấn bởi bác sĩ. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh viêm lợi cũng như các thuốc sử dụng điều trị bệnh phổ biến hiện nay. 

Tài liệu tham khảo